Cách trữ sữa mẹ trong tủ đông

Cách trữ sữa mẹ trong tủ đông

Ngoài việc cho con bú trực tiếp bầu ngực, trữ sữa mẹ trong tủ đông mini trữ sữa là một giải pháp hiệu quả để duy trì nguồn sữa cho bé trong các trường hợp bé bú không hết hay mẹ đi vắng, đi làm xa. Cùng Việt Phát tham khảo cách trữ sữa mẹ trong tủ đông cũng như cách rã đông sữa mẹ cho bé.

Xem thêm: Chọn tủ đông mini trữ sữa mẹ loại nào tốt và phù hợp?

Cách trữ sữa mẹ trong tủ đông

Các dụng cụ trữ sữa, vắt sữa như: bình, cốc trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, túi trữ sữa phải được làm sạch trước khi sử dụng. Bên cạnh đó người vắt sữa phải rửa tay sạch, làm sạch đầu ti trước khi vắt sữa trữ.

Sau khi vắt sữa xong bỏ vào túi trữ sữa phải lấy bút ghi lại ngày, tháng, năm lên túi để nhớ thời hạn sử dụng và có kế hoạch dùng hợp lý.

Nên để sữa ở ngăn mát tủ lạnh trước khi đưa vào ngăn đá trữ đông.

Lưu ý:

  • Không nên đựng nhiều sữa trong một chai/ túi, mà hãy chừa một khoảng trống ở trên chai/ túi khoảng 2,5cm khi cho sữa vào để lấy chỗ cho sữa nở ra khi bị đông lạnh. Tốt nhất hãy trữ theo từng túi nhỏ theo cữ bú của bé.
  • Sữa mẹ không cần phải qua bất kỳ bước xử lý nào trước khi đem để trữ đông.

Cách hâm nóng sữa mẹ:

Trước khi rã đông sữa, chuyển sữa từ ngăn đông sang ngăn đông mềm hoặc ngăn mát. Đợi sữa rã đông trước khi hâm nóng.

Trước cữ bú vài phút sữa trữ đông đã rã đông được làm ấm bằng máy hâm sữa hay ngâm bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc.

Lưu ý:

  • Không pha sữa trữ đông với sữa vừa mới vắt.
  • Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng của sữa.
  • Sữa sau khi trữ lạnh thì lớp chất béo sẽ đóng lại màu trắng đục phía trên bình, vì thế sau khi hâm mẹ nhớ lắc đều 1 cách nhẹ nhàng để chất béo hòa tan vào sữa.
  • Không lắc mạnh bình sữa hay làm nóng đột ngột ở nhiệt độ cao vì sẽ làm đứt gãy cấu trúc của một số phân tử protein bảo vệ, hay còn gọi là kháng thể trong sữa, từ đó làm mất tính năng tự nhiên của sữa mẹ do các kháng thể như lysozyme, lactoferrin,… trong sữa chỉ phát huy được chức năng bảo vệ của nó khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu.
  • Sữa sau khi rã đông, sữa thường có mùi hơi hăng, nồng, không thơm như sữa mới vắt có thể khiến nhiều mẹ cảm thấy sữa trữ có vấn đề và muốn đổ đi ngay. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề mà các mẹ phải lo lắng. Thật ra, đó là do tác động của các enzim lipase bẻ gãy các chất béo có trong thành phần sữa mẹ khi được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, dinh dưỡng không thay đổi, nên các mẹ cứ yên tâm cho con sử dụng nếu rã đông đúng cách.